Sơn tĩnh điện là gì và công nghệ sơn tĩnh điện có bao nhiêu loại.

  • 25/09/2018 10:35
  • 512

Công nghệ sơn tĩnh điện là công nghệ hiện đại, được phát minh ra với mục đích phục vụ cho nhu cầu của con người và hoạt động dựa trên nguyên lý tĩnh điện. Khi sản phẩm được đưa vào sản xuất thì sẽ được thực hiện qua các trình tự khác nhau, khi được phun sơn thì vật cần sơn và thiết bị sẽ được tích điện trái chiều nhằm tạo độ bám dính cao giúp cho sản phẩm có khả năng chống oxy hóa tốt, và làm cho bề mặt có màu sắc chuẩn xác và bóng mịn. Do đó, sản phẩm khi được áp dụng bằng công nghệ sơn tĩnh điện thường có tuổi thọ rất cao, có thể áp dụng được với mọi sản phẩm ở cả trong nhà lẫn ngoài trời.

Có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện: 

- Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox…
- Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,…
Mỗi công nghệ đều có những ưu khuyết điểm khác nhau:
- Đối với công nghệ sơn tĩnh điện ướt thì có khả năng sơn được trên nhiều loại vật liệu hơn, nhưng lượng dung môi không bám vào vật sơn sẽ không thu hồi được để tái sử dụng, có gây ô nhiễm môi trường do lượng dung môi dư, chi phí sơn cao.
- Đối với công nghệ sơn khô chỉ sơn được các loại vật liệu bằng kim loại, nhưng bột sơn không bám vào vật sơn sẽ được thu hồi (trên 95%) để tái sử dụng, chi phí sơn thấp, ít gây ô nhiễm môi trường.
Dây chuyền thiết bị sơn tĩnh điện dạng bột. Thiết bị chính là súng phun và bộ điều khiển tự động , các thiết bị khác như buồng phun sơn và thu hồi bột sơn; buồng hấp bằng tia hồng ngoại tuyến (chế độ hấp điều chỉnh nhiệt độ và định giờ tự động tắt mở) . Máy nén khí ,máy tách ẩm khí nén .. Các bồn chứa hóa chất để xử lý bề mặt trước khi sơn được chế tạo bằng vật liệu composite.


Qui trình công nghệ sơn tĩnh điện:
- Xử lý bề mặt: Vật sơn phải được xử lý bề mặt trước khi sơn qua các bước sau: Tẩy dầu ,Rửa nước chảy tràn, Tẩy gỉ , Rửa nước chảy tràn, Định hình, Phosphat kẽm , Rửa nước.
- Hấp: Hấp khô vật sơn sau khi xử lý bề mặt.
- Phun sơn: Áp dụng hiệu ứng tĩnh trong quá trình phun sơn có bộ điều khiển trên súng, có thể điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn theo hình dáng vật sơn.
- Sấy: Vật sơn sau khi sơn được đưa vào buồng sấy. Tùy theo chủng loại thông số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động thích hợp (nhiệt độ sấy 150oC – 200oC, thời gian sấy 10 – 15 phút).
- Cuối cùng là khâu kiểm tra, đóng gói thành phẩm.
Do trong qui trình xử lý bề mặt tốt, qui trình phosphat kẽm bám chắc lên bề mặt kim loại, nên sản phẩm sau khi sơn tĩnh điện có khả năng chống ăn mòn cao dưới tác động của môi trường.
Màu sắc của sản phẩm sơn tĩnh điện rất đa dạng và phong phú như sơn bóng hay nhám sần, vân búa hay nhũ bạc… Vì vậy, sản phẩm sơn tĩnh điện có thể đáp ứng cho nhu cầu trong nhiều lĩnh vực có độ bền và thẩm mỹ cao, đặc biệt là đối với các mặt hàng dân dụng, trang trí nội thất, thiết bị dụng cụ trong ngành giáo dục, y tế, xây dựng, điện lực,…

Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn và báo giá sơn tĩnh điện, Xin vui lòng liên hệ:

Văn phòng: CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ SƠN HẢI THỊNH

Địa chỉ: số 95/7, KP Tân Thắng, P.Tân Bình, TX Dĩ An, Bình Dương

Xưởng Sơn: Ấp Bình Hóa  - Hóa An – TP Biên Hòa – Đồng Nai

Điện thoại: 0978.194.324

Website: xuongsontinhdien.com

Bình luận